Tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

Tips 4291 lượt xem

Nói đến cPanel chắc hẳn đã quá quen với các bạn đúng không? Đây được xem là Control Panel phổ biến nhất thời điểm hiện tại – khi mà đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp. Tuy nhiên, phần lớn người dùng Hosting cPanel thường quên mất việc cấu hình, tối ưu các thông số nhằm tăng tốc và bảo mật Websites vì cho rằng nó đã được cấu hình chuẩn mực rồi.

Đây là sai lầm khá lớn. Bạn có thể tăng tốc độ website lên đáng kể bằng việc tối ưu Hosting cPanel.

Để giúp bạn thực hiện việc này, chúng tôi đã tổng hợp lại chi tiết các bước tối ưu mà bạn có thể dễ dàng làm theo.

TOÀN TẬP TỐI ƯU HOSTING CPANEL GIÚP TĂNG TỐC WEBSITE

I. TỐI ƯU PHP

1. Phiên bản

Tính tới thời điểm hiện tại, PHP đã hỗ trợ lên tới phiên bản 7, cụ thể là 7.2. Qua mỗi phiên bản, hiệu năng mà nó mang lại ngày càng cao hơn, có thể gấp đôi hoặc gấp 3 lần phiên bản thông dụng là 5.6.

Vì lý do đó, tại sao bạn không chuyển ngay phiên bản PHP đang sử dụng hiện tại sang 7.2? Điều này càng tuyệt vời hơn nếu bạn đang sử dụng mã nguồn WordPress, Joomla, Drupal,… Bởi vì những loại mã nguồn này được cập nhật liên tục, đảm bảo tương thích 100% với phiên bản PHP mới nhất, tuy nhiên kèm theo điều kiện là website của bạn phải thường xuyên cập nhật phiên bản.

Song song với đó, không phải website nào cũng có thể sử dụng được phiên bản 7.2. Nếu các ứng dụng, hay thường được gọi là plugins hoặc themes chưa hỗ trợ phiên bản PHP mới, khi đó nếu chuyển sang phiên bản 7.2 sẽ khiến website của bạn bị lỗi. Ở trường hợp này bạn cần phải chuyển về phiên bản PHP cũ và đợi nhà phát triển cập nhật các ứng dụng này lên.

Để thay đổi phiên bản PHP, bạn cần đăng nhập vào cPanel và chọn Select PHP Version sau đó làm theo như hình dưới.

Thủ thuật tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

2. Extension

Khi hosting được khởi tạo và gửi thông tin tới bạn, các extension hay còn gọi là phần mở rộng sẽ được cấu hình mặc định. Việc cấu hình mặc định chỉ giúp các website hoạt động, các extension chưa sử dụng tới vẫn chưa được bỏ chọn cũng như một vài extension chuyên dụng vẫn chưa được chọn.

Bài viết này sẽ không hướng bạn loại bỏ các extension chưa sử dụng tới. Vì mỗi loại mã nguồn sẽ có những yêu cầu khác nhau, nó có thể sẽ tối ưu cho mã nguồn này cũng như dư thừa với mã nguồn khác. Do đó bạn hạn chế bỏ bớt extension trừ khi bạn hiểu rõ mã nguồn của mình.

Còn với extension nào thì nên bật? Đó là Opcache và Memcached.

  • Opcache: là extension giúp các tập tin .PHP không cần phải biên dịch lại mỗi khi chạy, mục đích tăng tốc độ xử lý của website. Opcache thì chỉ cần kích hoạt là chạy, không cần cấu hình gì thêm.
  • Memcached: là extension giúp giảm tải cho MySQL, giúp các truy vấn được xử lý nhanh hơn và chịu tải tốt hơn.
Lưu ý: Để sử dụng được extension Memcached thì server bạn đang sử dụng phải hỗ trợ Memcached. Nếu không khi bật lên sẽ không thể phát huy được hết công hiệu của nó. Trước tiên bạn cần liên hệ tới nhà cung cấp dịch vụ cho mình để hỏi trước về việc này trước khi tiến hành bật.

Để bật các Extension này, tại giao diện chọn phiên bản PHP trước đó, bạn nhìn xuống sẽ thấy được các extension mình muốn bật.

Thủ thuật tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

3. Tối ưu các thông số

Ngoài phiên bản PHP và các extension nêu trên, còn một phần nữa ta có thể tối ưu là các thông số cấu hình. Tại đây ta có thể điều chỉnh một số thông số như: thời gian phản hồi, bộ nhớ giới hạn, dung lượng upload,… tùy theo nhu cầu mà website bạn đang sử dụng. Các thông số có thể tùy chọn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ bạn đang sử dụng.

Để thay đổi, cũng tại giao diện hiện tại, bạn chọn vào Switch to PHP Options.

Thủ thuật tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

Tại đây, bạn chỉ cần lưu ý một số thông số sau:

 

  • log_errors: Bật tắt file log
  • max_execution_time: Thời gian thực thi tối đa
  • max_input_time: Thời gian tối đa để PHP phân tích dữ liệu nhập vào, -1 là không giới hạn
  • max_input_vars: Giới hạn số lượng tham số truyền vào
  • memory_limit: Bộ nhớ tối đa được sử dụng
  • post_max_size: Kích thước dữ liệu tối đa được gửi đi
  • upload_max_filesize: Kích thước dữ liệu tối đa được tải lên máy chủ

 

II. HOTLINK PROTECTION

Hotlink Protection cho phép bạn chặn không có người khác sử dụng nội dung trên website của bạn (ví dụ như hình ảnh). Nếu bạn không sử dụng Hotlink Protection cho website của mình, nội dung của bạn có thể bị người khác dẫn link về website của họ, khi đó máy chủ của bạn sẽ tiêu tốn băng thông của bạn đồng thời tạo thêm nhiều tiến trình trên máy chủ.

Lấy ví dụ với trường hợp không bật Hotlink Protection: khi bạn đăng bài viết bất kỳ có chứa hình ảnh lên website A. Một website B lấy nội dung của bạn về bao gồm cả hình ảnh. Và khi có người dùng truy cập vào website của họ(website B), trình duyệt của người dùng sẽ tải hình ảnh trực tiếp từ website A của bạn chứ không tải từ website B. Khi đó sẽ tiêu hao trực tiếp băng thông trên website của bạn.

Để bật Hotlink Protection, bạn cần truy cập vào cPanel và chọn Hotlink Protection như hình dưới.

Thủ thuật tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

Bạn sẽ được đưa vào giao diện cấu hình các thông số Hotlink Protection.

Thủ thuật tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

 

  • 1. Bật/tắt Hotlink Protection.
  • 2. Điền URL bạn muốn cho phép dẫn link tới tệp của bạn.
  • 3. Tại đây bạn sẽ khai báo phần mở rộng bạn muốn chặn truy cập tới.
  • 4. Lựa chọn này cho phép truy cập trực tiếp từ trình duyệt (ví dụ như domain.com/image.png)
  • 5. Chuyển hướng request bị chặn tới một URL nhất định. Ví dụ, một trong các trang của tên miền của bạn http://domain.com/404.php.
  • 6. Nhấn Submit để thay đổi

 

Vậy là xong, bây giờ các tệp trên hosting của bạn sẽ được bảo vệ khỏi bị sử dụng bởi các website không mong muốn.

Lưu ý: Nếu bạn nhận thấy các tệp như là hình ảnh hoặc video không hoạt động sau khi bạn kích hoạt Hotlink Protection, hãy kiểm tra lại xem tên miền của bạn đã được thêm vào URLs to allow access hay chưa.

III. KÍCH HOẠT SSL

Thủ thuật tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

Hiện nay việc sử dụng SSL đã quá phổ biến với người dùng. Số lượng người dùng vẫn đang tăng lên đáng kể vì lợi ích mà SSL mang lại. Khi sử dụng SSL, dữ liệu truyền tải của website bạn và người dùng sẽ được mã hóa. Đồng thời với thuật toán mới của Google, SSL là một phần quan trọng để đánh giá xếp hạng SEO.

Ngoài những lợi ích kể trên, còn một yếu tố rất quan trọng mà bạn nên đăng ký SSL là HTTP 2.

HTTP 2 là phiên bản nâng cấp của giao thức truyền tải HTTP/1.1 ra đời từ năm 1999 mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Nó giúp website bạn tải nhanh hơn nhiều lần và các kết nối được tối ưu hơn.

Đối với các gói SSL hiện nay không quá khó để có thể sở hữu. Chỉ với 175k/năm là bạn đã có thể tích hợp được SSL cho website của mình. Với những lợi ích mà SSL mang lại như vậy, bạn còn chần chừ gì mà không đăng ký SSL với mức giá ưu đãi nhất từ HOSTVN?

IV. KÍCH HOẠT LITESPEED CACHE

Thủ thuật tối ưu Hosting cPanel giúp tăng tốc Website WordPress

Bạn đã nghe qua Litespeed Webserver bao giờ chưa? Nó là sự thay thế hoàn hảo cho Apache, tốc độ xử lý nhanh gấp nhiều lần khi xử lý dữ liệu tĩnh và nhanh hơn 50% khi xử lý những truy vấn PHP.

Litespeed Cache là một thành phần được tích hợp sẵn trong Litespeed Webserver. Litespeed Cache sẽ lưu lại kết quả trả về cho người dùng đầu tiên truy cập vào website của bạn. Và sẽ trả lại kết quả đó cho những người phía sau đó theo thời gian bạn mong muốn. Việc này đồng nghĩa với việc VPS/Server của bạn chỉ cần biên dịch PHP cho người dùng đầu mà thôi, người dùng truy cập thứ 2 trở đi sẽ được dùng kết quả trả về của người đầu tiên.

Một số lợi ích mà Litespeed cache mang lại như:

– Tăng tốc trả về HTML cho người dùng
– Giảm tải việc CPU phải xử lý khi có lượng truy cập lớn
– Tối ưu tài nguyên VPS do CPU VPS không sử dụng nhiều mà vẫn đáp ứng được truy cập lớn
– Google đánh giá cao về việc thời gian phản hồi máy chủ thấp

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể xem bài viết Hướng dẫn cài đặt Plugin LiteSpeed Cache và kích hoạt để tối ưu website wordpress.

Còn nếu bạn đang sử dụng mã nguồn khác, bạn cần thêm đoạn sau vào file .htaccess trên thư mục gốc của mình:

 

<IfModule LiteSpeed>
CacheLookup public on
</IfModule>

 

Tuy nhiên, để có thể sử dụng được Litespeed Cache, máy chủ nơi bạn đang ký sử dụng phải là Litespeed Webserver, nếu bạn chưa biết cách kiểm tra hosting của website thì cần liên hệ tới nhà cung cấp dịch vụ của mình. Còn bạn vẫn đang băn khoăn chưa tìm được nhà cung cấp hỗ trợ, bạn có thể tham khảo dịch vụ Web Hosting hoặc dịch vụ WordPress Hosting tại HOSTVN. Cả 2 dịch vụ đều được sử dụng Litespeed Webserver.

V. TỐI ƯU BROWSER CACHING

Browser Caching giúp bạn yêu cầu trình duyệt không tải lại những tập tin tĩnh, ví dụ như css, image,… Điều này cải thiện tốc độ từ phía trình duyệt người dùng, cho tốc độ truy cập website tốt hơn.

Để tối ưu, bạn chỉ cần thêm đoạn sau vào tập tin .htaccess trên thư mục gốc là được.

 

## LEVERAGE BROWSER CACHING ##
<IfModule mod_expires.c>
ExpiresActive On
ExpiresByType image/jpg “access 1 year”
ExpiresByType image/jpeg “access 1 year”
ExpiresByType image/gif “access 1 year”
ExpiresByType image/png “access 1 year”
ExpiresByType text/css “access 1 month”
ExpiresByType application/pdf “access 1 month”
ExpiresByType application/xjavascript “access 1 month”
ExpiresByType application/javascript “access 1 month”
ExpiresByType application/xshockwaveflash “access 1 month”
ExpiresByType image/xicon “access 1 year”
ExpiresDefault “access 2 days”
</IfModule>
## LEVERAGE BROWSER CACHING ##

 

Trên là 5 yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ website đã được kiểm chứng và áp dụng vào thực tế. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn phần nào đó tối ưu được hosting cũng như tăng tốc website của bạn. Nếu bạn có thủ thuật nào khác, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn để bài viết hoàn thiện hơn.

ếu bạn sử dụng Shared Web Hosting, gần như chắc chắn sẽ dùng cPanel để quản lý. Tuy nhiên, bạn đã biết cách tối ưu cấu hình để sử dụng hosting hiệu quả hơn chưa? Hãy tham khảo một số thủ thuật trong bài viết này nhé.

 

cPanel vô cùng phổ biến trên thế giới vì dễ dàng sử dụng, phù hợp với rất nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Bài viết này mình dựa theo giao diện cPanel 64.0.20 của Hawk Host, những nhà cung cấp khác cũng thực hiện tương tự.

 

 

I. Tối ưu PHP 7.1

1. Lựa chọn phiên bản PHP 7.1

Các nhà cung cấp hosting thường lựa chọn PHP 5.6 mặc định, vì phiên bản đã xuất hiện từ lâu, khả năng tương thích với các loại mã nguồn cao hơn so với PHP 7.0 hay PHP 7.1.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng WordPress, Joomla, Magento…, hãy lựa chọn phiên bản PHP 7.1 (hoặc cao hơn) thay thế cho PHP 5.6. Bởi vì những loại mã nguồn thông dụng này được update liên tục, đảm bảo tương thích 100% với PHP mới nhất, tất nhiên phải trong điều kiện bạn thường xuyên update version.

Theo một số nghiên cứu đánh giá, WordPress sử dụng PHP 7 cho hiệu năng hoạt động cao gấp 3 lần so với PHP 5.6. Một điểm lưu ý nữa, phiên bản PHP 5.6 hiện nay đã ngừng phát triển, chỉ còn hỗ trợ những bản vá bảo mật nguy hiểm mà thôi. Xem thêm PHP Supported Versions.

Sử dụng PHP 7 là xu thế tất yếu, nếu code của bạn chưa tương thích tốt, lời khuyên của mình là hãy dành thời gian để tối ưu, thay thế các function đã deprecated, tận dụng tối đa sức mạnh của PHP 7.

Hầu hết các nhà cung cấp hosting đều cho phép bạn chuyển đổi giữa các phiên bản PHP. Trong cPanel, bạn hãy chọn Select PHP Version.

Tiếp theo lựa chọn PHP Version 7.1 (hoặc PHP 7.0) và nhấn nút Set as current.

Đôi khi, sau khi kích hoạt sử dụng PHP 7, website sẽ gặp lỗi do một số extension cần thiết không được kích hoạt. Khả năng lỗi thấp thôi, tuy nhiên nếu gặp bạn hãy bình tĩnh thực hiện tiếp bước bên dưới.

2. Kích hoạt một số extension cần thiết

PHP 7.1 đi kèm một số extension giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của website lên rất nhiều, ví dụ như Zend OpcacheMemcached. Những extension này mà không biết kích hoạt khi xài cPanel thì quá uổng.

Vẫn trong trang PHP Selector | extensions, bạn hãy click lựa chọn thêm opcache và memcached rồi nhấn Save để lưu. Xem hình bên trên.

Opcache là một extension rất quan trọng, giúp những file .PHP không cần phải biên dịch lại mỗi khi chạy, tăng tốc độ xử lý và phản hồi của website. Opcache thì chỉ cần kích hoạt là chạy, không cần cấu hình gì thêm. Extension này gần như bắt buộc bạn phải kích hoạt khi sử dụng hosting nha, lưu ý.

Memcached cache query, giúp giảm tải cho MySQL Server, tùy nhà cung cấp hosting có hỗ trợ hay không mà bạn có thể kích hoạt được. Xem thêm hướng dẫn sử dụng Memcached với Hawk Host.

Lưu ý: bạn cần kích hoạt ít nhất các extension như hình trên để đảm bảo website hoạt động ổn định, không gặp lỗi. Nếu cần thêm extension khác thì có thể lựa chọn thêm rồi nhấn Save.

Hawk Host mới cập nhật, bổ sung thêm ứng dụng cache Redis mang lại tốc độ tốt hơn cho website, mời các bạn tham khảo hướng dẫn kích hoạt tại đây.

Lưu ý: một số nhà cung cấp hosting không đưa ra những lựa chọn extension mặc định khi kích hoạt PHP 7, bạn cần tick chọn lại như hình này rồi nhấn nút Save thì website mới hoạt động được.

3. Cấu hình lại các tham số cần thiết

Ngoài việc thay đổi phiên bản PHP mặc định, bạn còn có thể cấu hình lại các thông số của PHP để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng thực tế.

Vẫn trong trang Select PHP Version, bạn hãy nhấn vào link Switch to PHP Options. Những thông số bạn được phép điều chỉnh sẽ xuất hiện:

Những thông số đã được điều chỉnh lại sẽ có màu xanh lá cây, còn mặc định là màu xám.

Ý nghĩa của một số option như sau:

  • allow_url_fopen: Cho phép sử dụng hàm fopen.
  • date.timezone: Thay đổi múi giờ mặc định trong PHP.
  • display_errors: Bật/tắt hiển thị lỗi PHP ra ngoài website.
  • error_reporting: Tùy chọn các lỗi PHP được báo cáo.
  • file_uploads: Cho phép upload qua PHP.
  • include_path: Đường dẫn lưu cấu hình PHP, không nên thay đổi.
  • log_errors: Bật tắt file log, nên bật để kiểm tra lỗi (nếu có) khi lên PHP 7.
  • mail.force_extra_parameters: Thêm các tham số tùy chỉnh khi gửi mail.
  • max_execution_time: Tùy chỉnh thời gian tối đa để thực thi PHP.
  • max_input_time: Thời gian tối đa để PHP phân tích dữ liệu nhập vào, -1 là không giới hạn.
  • max_input_vars: Giới hạn số lượng tham số truyền vào.
  • memory_limit: Bộ nhớ tối đa mà PHP được phép sử dụng.
  • open_basedir: Thiết lập đường dẫn thư mục mà PHP được phép thực thi, để trống để sử dụng thiết lập mặc định của máy chủ.
  • post_max_size: Thiết lập kích thước dữ liệu tối đa được gởi đi.
  • session.save_path: Thiết lập thư mục chứa session trong PHP.
  • short_open_tag: Cho phép PHP sử dụng thẻ mở rút gọn <? thay vì <?php.
  • upload_max_filesize: thiết lập kích thước tập tin tối đa được phép tải lên máy chủ thông qua PHP.

Sau khi thay đổi, nhấn Save để lưu.

Chú ý:

Trước khi lên PHP 7, các bạn có thể sử dụng plugin WordPress PHP Compatibility Checker để kiểm tra tính tương thích của những plugin đang dùng.

Nếu lên PHP 7 mà gặp lỗi trắng trang, không hiện thông báo gì cụ thể thì cần mở file error_log ở thư mục public_html để kiểm tra vấn đề và khắc phục.

Trường hợp cuối cùng không xử lý được, bạn chỉ cần quay trở lại phiên bản PHP cũ là xong.

II. Kích hoạt Let’s Encrypt

Có khoảng 1/3 số website trên thế giới đã chuyển sang sử dụng giao thức HTTPS thay vì HTTP và con số này vẫn đang tiếp tục tăng vì những lợi ích mà HTTPS mang lại. Thật tuyệt vời khi chúng ta có thể sử dụng SSL hoàn toàn miễn phí, kích hoạt trực tiếp ngay trong cPanel với sự hỗ trợ từ Let’s Encrypt.

Mặc định chứng chỉ được kích hoạt có thời gian sử dụng 3 tháng, tuy nhiên cPanel hỗ trợ bạn tự động gia hạn luôn, nên sau khi kích hoạt xong bạn yên tâm sử dụng free forever thôi, không phải lo nghĩ gì nữa.

Ngoài việc bảo mật dữ liệu truyền tải giữa người dùng và máy chủ, có một lợi ích rất lớn mà nhiều bạn không để ý tới khi sử dụng Let’s Encrypt kích hoạt qua cPanel, đó là HTTP 2.

HTTP 2 là phiên bản nâng cấp của giao thức truyền tải HTTP/1.1 cũ kĩ ra đời từ năm 1999 mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. HTTP 2 giúp trang web tải nhanh hơn từ 3 tới 10 lần, các kết nối có thời gian “sống” dài hơn, nội dung xuất hiện nhanh hơn, hỗ trợ nhiều kết nối song song. Trực tiếp trải nghiệm tốc độ HTTP/1.1 với HTTP/2 tại đây.

Sau khi kích hoạt Let’s Encrypt, kiểm tra quá trình load site sử dụng Developer Tools, bạn sẽ thấy toàn bộ dữ liệu hình ảnh, file .js, file .css đều đã chuyển sang sử dụng giao thức HTTP 2. Không cần cấu hình gì thêm.

Với quá nhiều lợi ích đi kèm như vậy, chả có lí do gì để chần chừ nữa cả, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra xem nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn có hỗ trợ không và kích hoạt ngay Let’s Encrypt nhé.

III. Kích hoạt LiteSpeed Cache

LiteSpeed Webserver là sự thay thế hoàn hảo cho Apache, nó có tốc độ xử lý nhanh hơn 900% so với Apache khi xử lý dữ liệu tĩnh và nhanh hơn 50% khi xử lý những request PHP.

Khi đã sử dụng LiteSpeed, đa phần các nhà cung cấp sẽ kích hoạt thêm tính năng caching mạnh mẽ LiteSpeed Cache, hoạt động tương tự như mod_cache của Apache nhưng có hiệu năng vô cùng mạnh mẽ như Varnish Cache vậy.

Vì cache ở tầng server nên LiteSpeed Cache sẽ hoạt động hiệu quả hơn so với cache ở tầng ứng dụng application. Do đó, nếu web hosting có hỗ trợ các bạn nên sử dụng LiteSpeed Cache thay cho các plugin cache khác.

Một số nhà cung cấp Hosting sử dụng LiteSpeed Web Server các bạn có thể lựa chọn đăng ký như: StableHostHawk HostAZDIGI

Kích hoạt LiteSpeed Cache với WordPress

Để sử dụng được cache đầu tiên bạn phải thay đổi đường dẫn mặc định Permalink của WordPress sang dạng custom khác, ví dụ như Post name:

Tiếp theo cài đặt và kích hoạt plugin LiteSpeed Cache:

Plugin sẽ tự động kích hoạt tính năng cache, để cấu hình thêm bạn có thể vào phần Settings của LiteSpeed Cache. Kiểm tra cache có hoạt động không bằng tool check header, lần đầu request bạn có thể thấy X-LiteSpeed-Cache => miss, nhưng từ request thứ 2 sẽ trả về X-LiteSpeed-Cache => hit. Vậy là LiteSpeed Cache hoạt động rồi đó.

Kích hoạt LiteSpeed Cache với những mã nguồn khác

Với những code khác, nếu không có plugin tương ứng đi kèm, bạn chỉ cần thêm đoạn code bên dưới lên đầu file .htaccess là xong:

<IfModule LiteSpeed>
CacheLookup public on
</IfModule>

IV. Tối ưu Browser Caching

Cả Apache và LiteSpeed Webserver đều hỗ trợ file .htaccess, bạn có thể tận dụng để tối ưu Browser Caching, yêu cầu trình duyệt không load lại những file tĩnh, ít thay đổi như JS, CSS, ảnh và các file media khác (pdf, flash,…) mỗi khi có request.

Điều này sẽ cải thiện tốc độ duyệt website từ phía người dùng, server chứa web cũng đỡ phải xử lý nhiều request, tiết kiệm tài nguyên hơn.

Mở file .htaccess ở thư mục gốc của website, chèn đoạn code sau vào bên dưới:

<IfModule mod_expires.c>
 # Enable expirations
 ExpiresActive On 
 # Default directive
 ExpiresDefault "access plus 1 month"
 # My favicon
 ExpiresByType image/x-icon "access plus 1 year"
 # Images
 ExpiresByType image/gif "access plus 1 month"
 ExpiresByType image/png "access plus 1 month"
 ExpiresByType image/jpg "access plus 1 month"
 ExpiresByType image/jpeg "access plus 1 month"
 # CSS
 ExpiresByType text/css "access plus 1 month"
 # Javascript
 ExpiresByType application/javascript "access plus 1 month"
</IfModule>

Để kiểm tra, bạn hãy dùng tool check header với 1 URL là file ảnh hoặc CSS, nếu thấy header có chứa Cache-Control và Expires cộng thêm 1 tháng là thành công:

Hoặc có header X-LiteSpeed-Cache-Control:

Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ sử dụng được hosting hiệu quả hơn.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *