Hướng dẫn trỏ tên miền về host

Hosting & Domain 258 lượt xem

Để bắt đầu hoạt động bình thường, một website cần bắt buộc có 2 thứ sau: tên miền và hosting. Có rất nhiều cách để trỏ tên miền về host như trỏ trực tiếp về Name Server của hosting, dùng Name Server mặc định của nhà cung cấp, v.v… Mỗi kỹ thuật lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau và nên được lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng của bạn.

Cùng đọc tiếp để tìm hiểu toàn tập về kỹ thuật trỏ domain về host.

Chuẩn bị trước khi thực hiện trỏ tên miền về host

Trước khi bắt tay vào thực hiện việc trỏ tên miền về host, bạn cần chuẩn bị sẵn các thành phần sau:

Tên miền(domain): Domain là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ vật lý. Nó giống như là địa chỉ nhà hay zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường, một trình duyệt cũng cần một tên miền để dẫn đường tới website của bạn. Tên miền có thể được đăng ký mua tại nhiều trang web hoặc bên cung cấp thứ ba với thời hạn nhất định.

Hosting: Hosting là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được. Khi lựa chọn hosting, bạn nên cân đối giữa chất lượng và ngân sách nhằm lựa chọn được hosting tốt đáp ứng được nhu cầu sử dụng và đảm bảo tải trang mượt mà với chi phí không quá lớn. Khi mua hosting, bạn sẽ được cung cấp địa chỉ Name Server cũng như IP chính xác của hosting. Đây sẽ là các thành phần quan trọng để bạn trỏ tên miền về host.

Cuối cùng, bạn nên sử dụng hệ thống quản lý tên miền của nhà cung cấp đã mua. Với username và password được cung cấp khi mua domain, bạn có thể dễ dàng đăng nhập, quản lý và thao tác với domain của bạn. Nếu muốn thay đổi hệ thống quản lý DNS, bạn nên tìm được chính xác địa chỉ nơi quản lý Name Server để dễ dàng thao tác chuyển đổi DNS, thêm, sửa hoặc xóa record như mong muốn.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, chúng ta cùng chuyển sang bước trỏ domain về host. Hiện có 3 cách phổ biến nhất sẽ được giới thiệu ở mục bên dưới.

Hướng dẫn cách trỏ tên miền về host hiệu quả

Ba cách trỏ tên miền về host

Để đưa một website đi vào hoạt động cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn, trong đó có bước trỏ tên miền về host. Sau khi trỏ tên miền về host thành công, việc tạo Website trên WordPress sẽ trở nên đơn giản hơn. Sau đây là ba cách phổ biến để trỏ tên miền về host.

Cách 1: Trỏ tên miền về Name Server của Hosting

Cách trỏ tên miền về host sử dụng Name Server

Trỏ tên miền về Name Server của Hosting là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được nhiều người áp dụng nhờ vào việc thao tác dễ dàng, nhanh gọn và đem lại tỉ lệ thành công cao. Tuy nhiên, việc tìm được địa chỉ Name Server của hosting cũng như việc truy cập khu vực quản lý Name Server và thao tác sẽ hơi khó khăn với người mới.

Bước 1: Tìm địa chỉ Name Server của hosting 

Để bắt đầu trỏ tên miền về host với phương pháp Name Server, bước đầu tiên bạn sẽ cần tìm địa chỉ Name Server của hosting. Thông thường, sau khi mua và kích hoạt hosting, bạn sẽ nhận được thông tin về tài khoản để đăng nhập hosting, kèm theo đó là địa chỉ  của Name Server.

Định dạng thông thường của thông tin server thường được gửi các nhà cung cấp hosting là:

Nameserver 1: ns1.[tên nhà cung cấp].com

Nameserver 2: ns2.[tên nhà cung cấp].com 

Bước 2: Truy cập vào khu vực quản lý DNS của nhà cung cấp tên miền 

Sau khi đã xác định được địa chỉ Name Server, bước 2 này mục đích thực hiện là để thay đổi Name Server. Ngoài ra, bạn còn có thể thao tác đổi DNS nếu muốn.

Bạn thao tác xóa các Name Server cũ và điền thông tin Name Server mà bạn đã có được từ bước 1. Cách để kiểm tra bạn đã thực hiện trỏ tên miền về host thành công chưa là truy cập vào website https://who.is/.

Lưu ý: Mọi thay đổi DNS sẽ có thể cần đến 24h để chính thức có hiệu lực. Vì vậy, sau khi thay đổi, bạn có thể quay lại hôm sau để kiểm tra.

Bắt đầu xây dựng website với thao tác trỏ tên miền về host

Cách 2: Trỏ tên miền về địa chỉ IP của hosting: Dùng Name Server mặc định của nhà cung cấp tên miền

Khi mua tên miền thành công, bạn sẽ sử dụng luôn Name Server mặc định của nhà cung cấp. Trường hợp bạn có trỏ sang Name Server khác thì cần phải trỏ lại mặc định là được. Với cách này, bạn sẽ có toàn quyền lựa chọn Name Server, thao tác quản lý các record dễ dàng hơn, record cập nhật nhanh hơn cũng như tận dụng được một số dịch vụ cao cấp của Name Server. Tuy nhiên, để thực hiện được cách này, bạn sẽ cần có kiến thức cơ bản về các record A, CNAME, v.v cũng như cần tìm được chính xác IP của nhà cung cấp hosting.

Bước 1: Xác định địa chỉ IP của hosting

Có 3 cách phổ biến để bạn có thể xác định địa chỉ IP của hosting:

Cách 1: Dùng cPanel. Bạn đăng nhập vào cPanel và tìm mục Advanced Zone Editor trong phần DOMAINS để xem thông tin.

Cách 2: Dùng trang web hoặc ứng dụng bên thứ 3. Thông qua một số trang web hoặc các ứng dụng điện thoại, bạn có thể kiểm tra và xem thông tin địa chỉ IP.

Cách 3: Xem trực tiếp tại trang quản trị web hosting của đơn vị cung cấp. Tùy từng nhà cung cấp sẽ có cách xem khác nhau. Thông thường, bạn có thể xem thông tin tại mục Server Information/ Thông tin máy chủ

Bước 2: Thay đổi A record 

Bạn sẽ cần thực hiện bước 2 trong phần quản lý tên miền của nhà cung cấp domain. 2 record cần thiết bắt buộc phải có để tên miền hoạt động được bình thường là:

Record @ (hay domain.com)

Record www (hay www.domain.com)

Cả 2 record này cần được trỏ về IP Hosting, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng ping.

Bước 3: Xác nhận tiến trình

Việc cập nhật sẽ cần thời gian. Bạn có thể thường xuyên kiểm tra xem thao tác của trỏ tên miền về host của bạn đã thành công chưa trong khoảng 1 ngày sau khi thực hiện xong 2 bước trên.

Cách 3: Trỏ tên miền về địa chỉ IP của Hosting: Dùng Name Server trung gian

Nhằm tiết kiệm băng thông cho máy chủ cũng như tăng tốc độ truy cập trang web nhờ vào bộ nhớ đệm trên máy chủ, nhiều người áp dụng phương pháp dùng Name Server trung gian. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng độ bảo mật website, hạn chế tấn công của DDoS. Đồng thời, việc sử dụng SSL miễn phí cũng có thể giúp bạn không tốn thêm chi phí mà vẫn có thể tăng độ tin tưởng của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác, qua đó tối ưu SEO.

Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại một số nhược điểm sau:

– Nếu Server Name Server trung gian bị down kéo theo website của bạn sẽ bị gián đoạn theo

– SSL của Name Server trung gian (Cloudflare) không hoạt động trên các hệ điều hành cũ

– Website của bạn có thể bị offline khi firewall của hosting hiểu lầm dải IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công

Nếu bạn dùng Name Server trung gian thay vì sử dụng của nhà cung cấp tên miền mặc định thì mỗi dịch vụ sẽ có những hướng dẫn riêng. Nhưng tựu chung lại sẽ có các bước thiết lập như sau:

Bước 1: Thêm Website vào Namer Server trung gian

Để thêm được site vào Namer Server trung gian như CloudFlare, Incapsula… bạn cần đăng ký một tài khoản tại các bên cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở mỗi nhà cung cấp dịch vụ, sẽ có tùy chọn thêm trang web vào khác nhau. Khi thêm xong, bạn phải xác nhận lại các bản ghi cho tên miền. Nếu mọi thứ ok thì bạn bấm xác nhận để tiếp tục.

Bước 2: Trỏ Name Server về nhà cung cấp Name Server trung gian

Tùy vào Name Server trung gian mà bạn sử dụng sẽ có địa chỉ khác nhau. Ở bước này, bạn truy cập vào khu vực quản lý tên miền của nhà cung cấp domain để thay đổi Name Server.

Trên đây là giới thiệu về các thành phần cần chuẩn bị cũng như gợi ý ba cách phổ biến với các ưu nhược điểm và mục đích sử dụng khác nhau cho tác vụ trỏ tên miền về host. Bạn có thể tham khảo và chọn lựa cách trỏ tên miền về host hiệu quả và phù hợp với trang web nhất.

Giải thích các ý nghĩa Nameserver và DNS zone

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn Cập Nhật Nameservers và Chỉnh sửa DNS Zone. Chúng là các thao tác cơ bản nhất để trỏ domain. Ngoài ra, để bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ giải thích Nameservers là gì, DNS Zone là gì, và các dạng bản ghi DNS.

Nameserver là gì?

Nameserver chứa các bản ghi DNS cho tên miền của bạn. Nameservers chịu trách nhiệm cung cấp địa chỉ IP cho một tên miền. Nó cho phép bạn truy cập tới website bằng cách sử dụng tên miền thay vì địa chỉ IP. Bằng cách thay đổi nameserver, bạn đã trỏ domain tới một nhà cung cấp hosting.

Thông thường nameservers sẽ có dạng ns1.[ten-mien-cua-nha-dang-ky-hosting] cho đến ns4.[ten-mien-cua-nha-dang-ky-hosting]. Tùy vào nhà cung cấp bạn sẽ được cấp tối thiểu 2 nameservers để sử dụng.

DNS Zone là gì?

DNS zone là một bảng chứa tất cả bảng ghi DNS cho một tên miền cụ thể. Quản lý DNS chính là việc chỉnh sửa các bản ghi trong DNS Zone để tên miền sử dụng các dịch vụ mà bản ghi DNS chỉ định tới.

Giải thích các ý nghĩa của các bản ghi DNS

Tại tab DNS Zone, bạn sẽ có thể chỉnh sửa các thông tin về A Reccord, CNAME, MX,…cho tên miền của bạn. Ở phần đầu này chúng tôi sẽ giải thích sơ ý nghĩa của chúng. Ở phần này là phần bạn thực sự chỉnh sửa DNS record để đưa record vào hoạt động.

Hướng dẫn trỏ tên miền về host

Như bạn thấy tại đây có rất nhiều loại record (bản ghi DNS), mỗi một bản ghi đại diện cho một chức vụ/dịch vụ khác nhau. Bên dưới chúng tôi sẽ giải thích ý nghĩa các bản ghi quan trọng nhất của tên miền.

A Record là gì?

A Record (Address Record) là một bản ghi DNS cơ bản nhất. A record được dùng để đối chiếu một địa chỉ IP với tên miền. Nó được sử dụng để trỏ tên miền và tên miền phụ (subdomain) tới một địa chỉ IP khi địa chỉ đó được xác định cụ thể và cố định. A record thường được dùng cho dịch vụ website

MX Record là gì?

MX Record (Mail Exchange Record) là một bản ghi trong DNS Zone xác định mail server nào chịu trách nhiệm nhận email. Ví dụ, nếu bạn đặt MX record của google cho tên miền của bạn, tất cả email gửi tới tên miền đó sẽ được chuyển hướng tới Google servers. MX record thường được dùng cho dịch vụ mail

CNAME là gì?

CNAME (Canonical Name) cho phép tạo tên bí danh (alias) để trỏ vào một tên miền khác. Thường chúng ta sẽ cần tạo CNAM cho www, để cho cả tên miền dạng này, ví dụ như www.hostinger.vn, trỏ về đúng vị trí hosting website của hostinger.vn. Để cả 2 www.hostinger.vn, và hostinger.vn hoạt động như một.

Ngoài ra, còn có các dạng bản ghi khác như IPv6, SRV, CAA, SPF, TXT, …

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *