SEO là gì?
Đó là câu hỏi đầu tiên liên quan đến SEO. Dĩ nhiên còn nhiều câu hỏi khác mà nhiều bạn quan tâm tới học SEO cho người mới đang quan tâm.
Bài viết này tổng hợp lại những câu hỏi được hỏi thường xuyên về tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm kèm theo câu trả lời, best practice.
Nội dung
SEO Cơ bản
SEO là gì
SEO là chữ viết tắt cho thuật ngữ tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm (tiếng Anh: search engine optimization). Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm (SEO) là thứ bạn làm để tăng traffic tới website của mình từ kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search results) trên các nền tảng như Google và Bing.
Traffic website là gì?
Traffic website là bất cứ thứ gì ghé thăm website của bạn. Điều này bao gồm cả hai: khách ghé thăm là người và các chương trình tự động (gọi là bot).
Kết quả tìm kiếm tự nhiên là gì?
Bất cứ khi nào bạn đánh một truy vấn tìm kiếm trong bộ máy tìm kiếm, bạn sẽ nhìn thấy một trang chứa kết quả tìm kiếm cho từ khóa bạn đang tìm kiếm.
Mỗi trang kết quả tìm kiếm chứa 2 kiểu kết quả: trả phí (paid) và tự nhiên (organic).
Kết quả tìm kiếm tự nhiên xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm dựa trên thuật toán mà bộ máy tìm kiếm thấy phù hợp với keyword tìm kiếm.
Trái lại, kết quả tìm kiếm trả phí là những quảng cáo mà người quảng cáo trả phí để cho quảng cáo của mình hiển thị bất cứ khi nào một ai đó tìm kiếm với truy vấn tìm kiếm phù hợp với tiêu chí mà người quảng cáo đặt ra.
Làm thế nào để đo traffic tới website của bạn?
Bạn có thể đo traffic tới website sử dụng dịch vụ phân tích (analytics) đặc biệt. Dịch vụ này cung cấp cho một bạn đoạn mã để nhúng vào website.
Tùy thuộc vào dịch vụ phân tích mà bạn sử dụng, đoạn mã này có thể theo dõi nhiều thứ bao gồm số lượng visitor ghé thăm trang web, họ ở lại website bao lâu, trang nào họ ghé thăm, trình duyệt nào họ đang sử dụng, vị trí của họ vân vân.
Hiện tại, Google Analytics vẫn là dịch vụ phân tích web phổ biến nhất. Nó hoàn toàn miễn phí.
Lợi ích của SEO là gì?
Nếu bạn thực hiện đúng, SEO sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích bao gồm:
1. Cho phép website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cho các keyword sinh lợi nhất.
2. Cải thiện thứ hạng kết quả tìm kiếm của bạn – đó là vị trí mà trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
3. Đảm bảo rằng trang tốt nhất từ website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm cho mỗi truy vấn tìm kiếm riêng lẻ.
4. Cải thiện tỷ lệ click vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm.
Vì sao bạn cần tới SEO?
Hiển nhiên bạn cần SEO để tăng lượng traffic tự nhiên miễn phí từ bộ máy tìm kiếm. Ước tính rằng có 6.5 tỷ tìm kiếm được thực hiện mỗi ngày.
Như vậy các trang xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm sẽ hút gần hết lượng traffic này. Và bạn cần SEO để website lên đầu trong trang kết quả tìm kiếm.
Vì sao SEO lại quan trọng?
Làm SEO là cách duy nhất để website xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm mà không phải trả phí cho quảng cáo. SEO giúp bạn tối ưu hóa lợi ích của bộ máy tìm kiếm như là một kênh tiếp thị.
Bộ máy tìm kiếm
Bộ máy tìm kiếm là gì?
Bộ máy tìm kiếm là những dịch vụ chạy trên nền tảng web. Những dịch vụ này tìm kiếm và xác định nhiều thứ trên Internet – thông thường là trang web, hình ảnh, video – phù hợp nhất với truy vấn mà người dùng nhập vào.
Bộ máy tìm kiếm nào phổ biến nhất?
Với 79% thị phần, Google là bộ máy tìm kiếm phổ biến nhất. Thực tế, nó đang độc bá trong lĩnh vực tìm kiếm. Những bộ máy tìm kiếm phổ biến khác bao gồm Bing, Baidu và Yahoo.
Cơ bản về Google
Cách Google làm việc
Để tìm ra điều gì xuất hiện trong kết quả tìm kiếm từ hàng ngàn thậm chí hàng triệu trang we có khả năng chứa thông tin phù hợp, Google tập trung vào 3 thứ:
1. Crawling (quét) và indexing (đánh chỉ mục) – Đầu tiên, Google web page crawler (hay còn gọi là spider, Googlebot) làm việc không mệt mỏi để tìm kiếm và xử lý thông tin trong các trang web và những nội dung trên Internet. Ngay khi tìm ra, nó tổ chức và sắp xếp thông tin đó trong cơ sở dữ liệu của Google gọi là Search Index.
2. Thuật toán tìm kiếm: Khi một truy vấn nhập vào ô tìm kiếm trên Google, hệ thống xếp hạng của nó lọc ra từ hàng trăm tỷ trang web trong Search Index để cung cấp cho bạn kết quả phù hợp hữu ích chỉ trong một phần giây.
3. Kết quả hữu ích: Google luôn cố gắng cung cấp những kết quả hữu ích giàu thông tin để làm hài lòng bạn.
Web Crawling là gì?
Web Crawling là quá trình phát hiện nội dung mới trên Internet được thực hiện bởi web crawler (spider, con bọ – một phần mềm do các bộ máy tìm kiếm tạo ra). Con bọ này sẽ quét tất cả nội dung trên Internet và lưu trữ vào Search Index. Khi người dùng đánh truy vấn tìm kiếm nó sẽ lôi kết quả phù hợp từ cơ sở dữ liệu này.
Ý nghĩa của web crawling trong SEO là gì?
Đầu tiên bạn cần đảm bảo rằng Google Bot truy cập vào website của bạn bình thường.
Nói đơn giản, nếu Google bot không quét và đánh chỉ mục website của bạn, bạn sẽ không nhận được traffic miễn phí từ Google.
Googlebot sử dụng một quá trình tự động (bằng thuận toán) để xác định những website để web, tần suất quét và bao nhiêu trang để lấy từ mỗi site.
Không có cách nào tác động vào quá trình này, vì Google không chấp nhận trả tiền để quét một website thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, một thứ bạn có thể đảm bảo Googlebot biết về bạn.
Đây là cách:
1. Chắc chắn Googlebot không bị khóa.
2. Sử dụng tùy chọn Submit URL trong Google Search Console.
3. Tạo sitemap và submit nó trong Google Search Console.
4. Nếu bạn gần đây thêm hoặc sửa một trang trong website, bạn có thể yêu cầu Google đánh lại chỉ mục của nó sử dụng công cụ Fetch as Google.
Làm thế nào để biết Googlebot không bị chặn
Googlebot bị chặn sẽ dẫn tới website của bạn bị mất thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của Google cho các trang đã được đánh chỉ mục trước đó.
Nếu bạn nghi ngờ Googlebot bị chặn truy cập website của mình. Login vào Google Search Console kiểm tra những thứ sau:
- Message: Google sẽ hiển thị những tin nhắn nổi bật nếu bạn đang chặn Googlebot khỏi quét website của bạn.
- Crawl Errors: xem lại những lỗi gặp phải khi Google quét website. Đánh giá những trang bạn muốn đánh chỉ mục nhưng lại gặp lỗi. Từ đó bạn sẽ biết nguyên nhân và hướng giải quyết.
- Fetch as Google: khi bạn có URL gặp vấn đề hãy sử dụng tính năng này để xem chi tiết hơn thông tin lỗi.
Đánh chỉ mục là gì trong Google Search?
Đánh chỉ mục là quá trình thêm thông tin website của bạn vào Search Index.
Googlebot xử lý mỗi trang web mà nó quét và tạo ra một chỉ mục tất cả các từ mà nó nhìn thấy và vị trí của nó trên mỗi trang. Ngoài ra, Google xử lý thông tin có trong các thẻ thuộc tính như Title và ALT.
Mất bao lâu để Google đánh chỉ mục một site mới?
Trung bình nó mất khoảng từ 2 ngày tới 3-4 tuần để Google đánh chỉ một site hoàn toàn mới. Nhiều thứ còn phụ thuộc vào chất lượng website của bạn và những thứ bạn làm để tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm.
Cách thuật toán bộ máy tìm kiếm Google làm việc?
Để xác định bạn đang tìm kiếm thứ gì và thông tin nào cần trả về cho bạn, Google phải phân loại từ hàng tỷ trang web trong Search Index chỉ trong một phần giây.
Để làm được việc trên, hệ thống xếp hạng của Google làm những việc sau:
- Phân tích từ – Google cố gắng hiểu được ý nghĩa truy vấn tìm kiếm của bạn và xác định những chuỗi từ nào để tìm kiếm trong Search Index. Điều này bao gồm thông dịch những lỗi đánh sai, hiểu các từ đồng nghĩa, và áp dụng những nghiên cứu mới nhất về hiểu ngôn ngữ tự nhiên.
- Phù hợp với truy vấn tìm kiếm: Ở mức cơ bản nhất, Google phân tích tần suất và nơi nào từ khóa xuất hiện phù hợp với truy vấn của bạn xuất hiện trên một trang web. Nó cũng phân tích liệu trang web có nội dung phù hợp hay liệu chúng được viết cùng thứ ngôn ngữ như bạn đang tìm kiếm.
- Xếp hạng trang web: Sử dụng hàng trăm yếu tố xếp hạng, Google cố gắng xác định trang web tốt nhất phù hợp với truy vấn tìm kiếm của bạn. Những cái này bao gồm nội dung mới, trải nghiệm người dùng tốt, độ tin cậy của website vân vân. Google cũng xác định và loại bỏ những site vi phạm webmaster guidelines.
- Xem xét ngữ cảnh: Những thông tin kiểu như vị trí người dùng, lịch sử tìm kiếm, và thiết lập Settings cũng giúp cho Google cá nhân hóa kết quả tìm kiếm. Từ đó nó có thể đem lại kết quả tìm kiếm phù hợp nhất, hữu ích nhất cho một người dùng cụ thể.
- Trả về kết quả tốt nhất: Trước khi trả về kết quả tìm kiếm, Google đánh giá tất cả thông tin và đưa ra thông tin mà nó nghĩ phù hợp với nhất với một truy vấn tìm kiếm.
Các yếu tố xếp hạng của Google
Bao nhiêu yếu tố xếp hạng Google sử dụng để xếp hạng trang web
Khi bạn nhập vào một truy vấn tìm kiếm, thuật toán tìm kiếm của Google sẽ tìm kiếm trong kho index của nó để đưa ra kết quả mà nó nghĩ phù hợp nhất với người dùng.
Bạn đang thắc mắc: Làm sao nó biết được những trang web nào phù hợp với từ khóa tìm kiếm. Sự phù hợp ở đây dựa trên trên 200 yếu tố khác nhau.
Vậy những yếu tố xếp hạng nào là quan trọng nhất?
Google không công khai danh sách những yếu tố xếp hạng của mình. Vì vậy, các chuyên gia SEO phải dựa vào kết quả kiểm tra (đôi khi là suy đoán) để xác định chúng.
Theo khảo sát năm 2015 củ MOZ, đây là những yếu tố xếp hạng:
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài 200 yếu tố xếp hạng của Brian Dean.
SEO Best Practice
Đây là những best practice theo đề xuất của Google (tài liệu PDF). Chúng áp dụng với tất cả website bất kể chủ đề, ngôn ngữ vân vân.
1. Cải thiện cấu trúc site
1.1 Cải thiện cấu trúc URL
URL đơn giản dễ hiểu có thể giúp Googlebot quét trang của bạn dễ dàng hơn. Nó cũng tạo thuận lợi cho những người truy cập hoặc link tới nội dung của bạn.
Cuối cùng, URL của trang web được hiển thị như một phần trong kết quả tìm kiếm của Google ngay dưới tiêu đề.
Thực hiện:
- Sử dụng từ trong URL
- Sử dụng cấu trúc thư mục làm cho khách ghé thăm dễ dàng biết họ đang ở đâu trên website của bạn
- Cung cấp một URL duy nhất cho một trang web.
Không thực hiện:
- Sử dụng URL dài với tham số và session ID không cần thiết
- Chọn tên trang chung chung như page1.html
- Sử dụng từ khóa lặp lại
- Có cấu trúc nồng thư mục sâu như thế này: …/dir1/dir2/dir3/dir4/dir5/dir6/page.html
- Sử dụng tên thư mục không liên quan đến nội dung.
- Chó nhiều URL cho cùng một nội dung
- Sử dụng viết hoa kỳ lạ cho URL
1.2 Làm cho site của bạn dễ di chuyển hơn
Việc di chuyển trên một website rất quan trọng trong việc giúp Google hiểu nội dung nào là quan trọng.
Thực hiện:
- Tạo cho người dùng dễ dàng nhất có thể để di chuyển từ nội dung chung chung tới nội dung cụ thể nhất. Thêm trang di chuyển khi thấy hợp lý.
- Sử dụng chủ yếu dạng văn bản cho link và menu di chuyển.
- Có trang 404 tùy biến hướng dẫn người dùng quay trở lại trang đang hoạt động trên website của bạn.
Không thực hiện:
- Tạo cấu trúc di chuyển phức tạp hoặc link mọi trang web trên website của bạn tới mọi trang khác.
- Làm cho người dùng phải di chuyển qua quá nhiều tầng để truy cập một trang cụ thể.
- Có thể hệ thống di chuyển dựa hoàn toàn vào menu xổ xuống (drop-down), hình ảnh hay hoạt hình.
- Để cho trang 404 đánh chỉ mục trong kết quả tìm kiếm.
2. Tối ưu hóa nội dung
2.1 Tạo ra tiêu đề trang web duy nhất.
Thẻ title là một phần tử SEO quan trọng. Nó xuất hiện ở dòng đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Nếu những từ trong thẻ title phù hợp với từ trong truy vấn tìm kiếm, những từ này sẽ tô đậm. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng nhận ra trang phù hợp với tìm kiếm của họ.
Thực hiện:
- Chọn một tiêu đề giao tiếp hiệu quả với chủ đề nội dung của trang web.
- Tạo tiêu đề duy nhất cho mỗi trang.
- Sử dụng tiêu đề ngắn gọn dễ hiểu
Không thực hiện:
- Chọn một tiêu đề chẳng liên quan gì đến nội dung của trang web.
- Sử dụng tiêu đề mặc định hay mơ hồ như “Untitled” hay “New page”
- Sử dụng một tiêu đề duy nhất cho nhiều trang hoặc một nhóm trang.
- Sử dụng tiêu đề cực kỳ dài không có giá trị với người dùng.
- Nhồi từ khóa không cần thiết vào thẻ title.
2.2 Sử dụng thẻ meta (meta tag – thẻ mô tả)
Thẻ mô tả cũng quan trọng bởi vì Google sử dụng chúng như là snippet cho trang của bạn trong kết quả tìm kiếm. Giống như thẻ tittle, các từ trong snippet sẽ được bôi đậm khi chúng phù hợp với truy vấn của người dùng.
Thực hiện:
- Viết phần mô tả vừa có tính thông tin lại lôi cuốn người dùng click vào trang của bạn.
- Mỗi trang có phần mô tả duy nhất.
Không thực hiện:
- Viết phần mô tả không liên quan gì đến nội dung của trang
- Sử mô tả chung chung kiểu như “Đây là một trang web.”
- Lấp đầy phần mô tả với chỉ từ khóa.
- Sao chép toàn bộ nội dung tài liệu và phần mô tả.
- Sử dụng một phần mô tả cho tất cả các trang trên website hay một nhóm trang.
2.3 Cung cấp nội dung và dịch vụ có chất lượng
Tạo nội dung hữu ích và lôi cuốn có tác động tích cực tới website hơn bất cứ yếu tố SEO nào khác.
Thực hiện:
- Viết nội dung dễ đọc
- Tập trung vào chủ đề
- Chia nội dung thành từng đoạn logic
- Tạo nội dung mới duy nhất
- Tạo nội dung cho người dùng của bạn chứ không phải cho bộ máy tìm kiếm.
Không thực hiện:
- Viết nội dung cẩu thả với nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp
- Nhúng văn bản trong hình ảnh
- Đổ một lượng lớn văn bản thuộc nhiều chủ đề khác nhau thành một trang mà không tách thành đoạn, subheading…
- Sao chép nội dung đã có mà không đem lại một chút giá trị cho người đọc
- Nội dung trùng lặp hoặc gần trùng lặp trong website của bạn.
- Chèn từ khóa không cần thiết để tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm
- Ẩn nội dung với người dùng nhưng hiển thị cho bộ máy tìm kiếm
2.4 Viết anchor text tốt hơn
Anchor text chính là phần nội dung có thể click được. Người dùng nhìn thấy nó như là một link. Google sử dụng nó để hiểu về trang đích. Nó là yếu tố SEO quan trọng.
Thực hiện:
- Viết anchor text rõ ràng, dễ hiểu và súc tích
- Định dạng link sao cho chúng dễ dàng nhận thấy
Không thực hiện:
- Viết anchor text chung chung như “click here”
- Sử dụng text không liên quan đến nội dung trang đích
- Link một câu dài hoặc một đoạn văn bản.
- Định kiểu khiến cho link trông như văn bản thông thường.
- Sử dụng anchor text nhồi từ khóa chỉ cho bộ máy tìm kiếm.
- Tạo link không cần thiết không giúp ích cho người dùng di chuyển trên website.
2.5 Tối ưu sử dụng hình ảnh
Sử dụng hình ảnh đã được tối ưu cũng giúp cải thiện xếp hạng cho trang web và tạo thêm traffic từ tìm kiếm hình ảnh
Thực hiện:
- Sử dụng tên file và thuộc tính alt ngắn gọn nhưng dễ hiểu
- Cung cấp nội dung cho thuộc tính alt khi sử dụng hình ảnh như là một liên kết
- Cung cấp một file Image Sitemap
Không thực hiện:
- Sử dụng tên file chung chung như “image1.jpg”
- Tên file quá dài
- Nhồi keyword vào phần alt