Chắc bạn đã biết: URL là một thành phần cơ bản của SEO. Nhưng nó lại là một thành phần quan trọng. Theo Brian Dean, URL là một yếu tố xếp hạng quan trọng trong 200 yếu tố xếp hạng của Google.
Cụ thể:
- Độ dài URL được đề cập ở mục thứ 46.
- Đường dẫn URL được đề cập ở mục thứ 47
- Từ khóa URL ở mục thứ 51
- Và URL String ở mục thứ 52.
Do vậy, tối ưu hóa URL là một nhiệm vụ quan trọng. Và bạn không nên bỏ qua. Dưới đây mẹo nhằm đảm bảo URL WordPress thân thiện với SEO.
Nội dung
- 1 Chọn Top level domain (TLD)
- 2 Hãy sử dụng HTTPS
- 3 Chọn cấu trúc thân thiện
- 4 Viết lại URL để gia tăng mức độ thân thiện SEO
- 5 Sử dụng Plugins để đảm bảo URL thân thiện với SEO
- 6 Tạo URL có độ dài ngắn
- 7 Sử dụng dấu gạch ngang hay gạch dưới
- 8 Luôn sử dụng ký tự thường
- 9 Sử dụng tối đa hai thư mục trong URL
- 10 Sử dụng từ 1-2 từ khóa
- 11 Tránh lặp lại từ khóa trong URL
Chọn Top level domain (TLD)
Top level domain (Tên miền cấp cao nhất) là phần mở rộng sau cuối của tên miền, nằm sau dấu chấm ở cuối cùng. Ví dụ, trong tên miền www.ví-dụ.com, phần com chính là TLD
Search Engine Land đã có một infographic đề cập chi tiết về cấu trúc URL thân thiện.
Họ đã chỉ ra TLD không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp. Nhưng nếu bạn chọn TLD .com bạn sẽ đem độ tin tưởng cho website.
Sự tin tưởng của độc giả là tài sản lớn nhất của một trang web, đúng không?
Hãy sử dụng HTTPS
Nếu bạn không biết HTTPS là gì. Nó là viết tắt của “HyperText Transfer Protocol Secure.“.
Nôm na nó là phiên bản bảo mật của HTTP. Dữ liệu truyền đi qua giao thức này đã được mã hóa.
Do vậy hacker không thể đánh cắp được thông tin nhạy cảm.
Bảo mật trong môi trường mạng ngày càng quan trọng
Tình trạng ăn trộm dữ liệu và lừa đảo khi giao dịch trên Internet ngày càng phổ biến.
Điều này khiến cho tâm lý người dùng càng trở nên thận trọng khi lướt web.
HTTPS không chỉ làm cho độc giả có cảm giác yên tâm khi truy cập website của bạn, mà nó còn là yếu tố xếp hạng.
Searchmetrics đã khẳng định rằng HTTPS đang ngày càng thịnh hành và thậm chí là tín hiệu xếp hạng của Google.
Chứng chỉ SSL rất rẻ. Việc cài đặt SSL cũng không quá phức tạp. Ngoài ra 1 số Hosting cũng hỗ trợ SSL miễn phí cũng khá tốt.
Chọn cấu trúc thân thiện
Nếu muốn Google nhận ra nội dung nhanh và liên kết với các cụm từ tìm kiếm nhất định thì hãy sử dụng URL chứa từ khóa liên quan đến chủ đề bài viết. Nói cách khác, hãy làm cho Google hiểu (thân thiện với SEO) và mọi người cũng hiểu (thân thiện với người dùng) được URL.
Nếu bạn muốn thay đổi cấu trúc permalink trong WordPress, đi đến Cài đặt >> Permalinks để tùy chọn chỉnh sửa.
- 1. Plain: Không phải một lựa chọn tốt cho SEO. Không có gì mô tả nội dung.
- 2. Day and name: Nó giúp Google biết nội dung xuất bản vào thời gian nào. Nếu bạn cảm thấy điều này thực sự quan trọng với độc giả của mình thì chọn. Tất nhiên, đây là tùy chọn tốt cho SEO.
- 3. Month and name: Cũng tương tự như trên, nhưng chỉ hiển thị tháng nội dung được xuất bản.
- 4. Numeric: Không tốt cho SEO, không có mô tả gì trong URL
- 5. Post name: Đây là lựa chọn phổ biến nhất, tối ưu cho SEO WordPress. Bạn được phép tùy chỉnh cấu trúc URL theo chủ đề mình viết.
- 6. Custom Structure (Cấu trúc tùy chỉnh): Cho phép sử dụng các thẻ đặc biệt của WordPress để tùy chỉnh URL. Nếu một trang web lớn với nhiều danh mục quan trọng, cần sử dụng đến thẻ % category% hoặc % postname% để thêm vào URL thì đây là lựa chọn tốt. Bạn có thể sử dụng tính năng này để cung cấp cho Google nhiều thông tin hơn về phần nội dung của mình. Nhưng tuỳ thuộc vào mức độ bạn muốn đạt được như thế nào.
Khi thực hành, bạn sẽ chỉ muốn chọn 1 tùy chọn chứ không chọn đồng thời 2-3… tùy chọn. Khi cài đặt, hãy nhớ nhấp vào Lưu thay đổi để thực hiện thay đổi. Sau đó, bạn có thể thay đổi URL của từng trang và bài đăng riêng lẻ. Trong trang tổng quan của quản trị viên, bạn có thể chỉnh sửa và điều chỉnh URL trước khi nhấp vào OK và cập nhật bài đăng.
Lưu ý cho trang web đã được thiết lập Permalinks trước đó và sau đó lại thay đổi
Bằng cách chuyển tùy chọn từ một cấu trúc permalink này sang cái khác trên một website, bạn sẽ mất tất cả số lượng chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội. Nếu bạn có hàng nghìn lượt chia sẻ trên một mẩu nội dung, việc chuyển đổi cấu trúc URL sẽ đặt lại nó về không. Ngoài ra, luôn có nguy cơ làm hỏng bảng xếp hạng tìm kiếm hiện tại.
Nếu trang web của bạn đang tùy chọn cấu trúc URL đơn giản, không tốt cho SEO, bạn nên thay đổi cấu trúc URL cho dù nó bao nhiêu tuổi. Bạn vẫn sẽ mất số lượng chia sẻ xã hội trên tất cả các trang nhưng lợi ích của một URL tối ưu, thân thiện sẽ có lợi vượt xa sự mất mát đó.
Viết lại URL để gia tăng mức độ thân thiện SEO
Dưới đây là một số điều nên và không nên làm khi viết lại các URL trong WordPress.
Giữ cho URL có sự tập trung: Loại bỏ bất kỳ từ nào không liên quan đến mục tiêu từ khóa. Và các từ, ký tự không làm tăng giá trị nội dung. Mục đích là tối đa sự tập trung chủ đề chính cho URL.
Giữ URL ngắn gọn: Độ dài URL không phải là yếu tố xếp hạng. Nhưng nên sử dụng các từ khoá tập trung nhất có thể trong URL và tránh những từ không cần thiết.
Giữ định dạng URL thống nhất trên các bài đăng. Dùng dấu gạch ngang giữa các từ thì phải dùng đồng bộ.
Sử dụng Plugins để đảm bảo URL thân thiện với SEO
Hiện thì vẫn chưa có plugin WordPress nào giúp bạn kiểm duyệt mức độ thân thiện URL với SEO. Nhưng với Yoast SEO, bạn cũng có thể hình thành một cấu trúc URL thân thiện, tập trung vào từ khóa đang nhắm mục tiêu.
Với sự hỗ trợ các plugin SEO giúp bạn tối ưu được bài viết, đường dẫn một cách tốt nhất.
Tạo URL có độ dài ngắn
Luôn nhớ rằng:
Độ dài URL càng ngắn càng tốt.
Brian Dean đã chứng minh rằng URL ngắn xếp hạng tốt hơn URL dài.
Anh ấy đã phân tích kết quả nghiên cứu từ một triệu kết quả tìm kiếm của Google.
Và anh ấy đã phát hiện mối tương quan giữa độ dài URL và thứ hạng trên Googe như sau:
Từ đồ họa bạn có thể thấy những bài viết ở vị trí thứ nhất có URL xấp xỉ 50 ký tự.
Còn ở vị trí thứ 10 URL trung bình có 62 ký tự.
Do vậy bạn nên tạo URL cho bài viết của mình khoảng 50-60 ký tự.
Dĩ nhiên bạn không cần thiết phải kiểm tra số lượng ký tự đã hợp lý hay chưa. Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy để plugin Yoast kiểm tra giúp bạn.
Nếu đường dẫn bài viết bạn quá dài Yoast sẽ cảnh báo bạn.
Hãy tạo thành thói quen: cố gắng giảm bớt độ dài URL mà vẫn đảm bảo tính dễ đọc cho mỗi bài viết khi bạn định xuất bản.
Bạn cũng để ý thấy: Yoast có kiểm tra độ dài cho cả thiết bị mobile và desktop.
Xu thế ngày này người dùng sử dụng các thiết bị cầm tay ngày càng tăng lên.
Do vậy nó sẽ khôn ngoan để luôn tối ưu cho mobile đầu tiên. Lúc đó đường dẫn URL sẽ tự động tối ưu cho desktop đúng không nào?
Chúng ta vẫn sử dụng cách để cho Yoast kiểm tra như trên để đảm bảo độ dài URL hợp lý và dễ đọc.
Sử dụng dấu gạch ngang hay gạch dưới
Khi nói về ký tự phân tách giữa các từ trong URL bạn có 2 lựa chọn.
Bạn có thể sử dụng ký tự gạch ngang và gạch dưới.
Vậy bạn chọn thằng nào?
Hãy chọn gạch ngang. Không cần phải suy nghĩ nhiều.
Đó là thứ Google yêu thích.
Luôn sử dụng ký tự thường
Chắc bạn đã biết nhưng mình chỉ muốn nhắc lại:
Luôn luôn sử dụng ký tự thường khi tạo URL.
Ký tự chữ hoa sẽ gây ra những vấn đề trên server chạy nền tảng Unix.
Sử dụng tối đa hai thư mục trong URL
Nếu bạn chưa biết thư mục là gì, nó đơn giản chỉ ký tự gạch chéo (/) bạn nhìn thấy giữa phần văn bản trong URL.
Nó như thế này.
Giống như các yếu tố khác của URL, bạn sử dụng càng ít càng tốt.
Nói chung tối đa là 2 thư mục.
Sử dụng từ 1-2 từ khóa
Đưa từ khóa vào URL không phải là kỹ thuật quá xa lạ với bạn phải không?
Nhưng vấn đề là số lượng bao nhiêu để không bị xem là nhồi từ khóa và bị phạt?
Như trong bài viết của Search Engine Land bạn nên cố gắng sử dụng một hoặc hai từ khóa cho mỗi URL
Tránh lặp lại từ khóa trong URL
Bạn đã hình dung lặp lại từ khóa trong URL là gì rồi đúng không? Nếu chưa rõ, thì đây là ví dụ của Moz:
Lặp lại từ khóa là thứ vô nghĩa đối với Google. Google sẽ không cho bạn lợi thế nào nếu bạn làm vậy.
Thâm chí nếu không muốn nói là bạn đang cố tính xử lý URL một cách không tự nhiên.
Mà điều này dĩ nhiên hại nhiều hơn lợi.